Người tiểu đường có uống được Kombucha?

Kombucha là một loại đồ uống lên men từ trà và đường, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người sử dụng. Với hương vị chua nhẹ, ngọt dịu, kombucha trở thành sự lựa chọn tuyệt với cho những người đang tìm kiếm một thức uống lành mạnh. Nhưng, đối với những người bị tiểu đường, dường như những thức uống có đường luôn là một rào cản lớn đối với họ. Vậy, Kombucha có nên xuất hiện trong thực đơn của người bị tiểu đường không? Hãy cùng VGreen tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

1. Nghiên cứu về tác dụng của kombucha đối với bệnh tiểu đường

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu đối với kombucha

Theo công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition, nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Georgetown, Đại học Nebraska-Lincoln và MedStar Health gợi ý rằng uống thức uống kombucha lên men mỗi ngày có thể giúp hạ mức đường huyết đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tại nghiên cứu, kết quả cho thấy bệnh nhân uống kombucha mỗi ngày trong khoảng thời gian 4 tuần đã có sự giảm mức đường huyết trung bình lúc đói từ 164 đến 116 miligam trên decilit (mg/dL).

Nghiên cứu được viết trên Nation Library of Medicine nhằm kiểm chứng tác động của trà kombucha đối với bệnh nhân mắc bênh tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu được tiến hành tại một bệnh viện đô thị đơn lẻ. 12 người tham gia có tiểu được tuýp 2 được hướng dẫn và uống một dòng sản phẩm trà kombucha hoặc một sản phẩm giả dược (mỗi sản phẩm 240ml) trong vòng thời gian 4 tuần. Sau một giai đoạn "rửa sạch" 8 tuần, các bệnh nhân sẽ được tiêu thụ sản phẩm thay thế.

Mức đường huyết sẽ được đo lường tại thời điển ban đầu và vào tuần thứ 1, tuần thứ 4 mỗi giai đoạn điều trị. Hệ vi sinh kombucha được đánh giá qua phương pháp nuôi cấy chọn lọc và giải trình tự gen 16S rRNA (vi khuẩn) và ITS (nấm). Các sản phẩm cuối của quá trình lên men được đánh giá bằng HPLC.

Kết quả cho thấy, thức uống kombucha giúp giảm mức đường huyết trung bình lúc đói sau 4 tuần sử dụng kombucha (164 so với 116 mg/dL, p = 0.035), trong khi các bệnh nhân uống giả dược (một loại thuốc giả không có tác dụng chữa bệnh) lại không có sự thay đổi đáng kể (162 so với 141 mg/dL, p = 0.078).

Kombucha giúp giảm đường huyết

Vậy câu hỏi ở đây đó chính là: Tại sao kombucha lại giúp giảm mức đường huyết trong máu ?

Có rất nhiều giả thuyết cho vấn đề này. Theo một số nhà nghiên cứu, khả năng việc thêm bất cứ đồ uống có ga nào vào bữa ăn của bạn cũng sẽ giúp bạn cảm thấy no bụng hơn và làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó dẫn đến mức đường huyết lúc đói thấp hơn vào sáng hôm sau.

Cũng có khả năng việc tiêu thụ trà kombucha được liên kết với việc tái tạo các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy (đã được chứng minh trên động vật) và điều này giúp đảo ngược tình trạng của bệnh nhân một phần nào đó.

Ngoài ra nhiều giả thuyết từ các nhà nghiên cứu cho rằng: các hoạt chất trong kombucha bao gồm polyphenol, caffeine, axit hữu cơ, ethanol và alkaloid, có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hormone stress, axit hóa và oxy hóa. Các hoạt chất này của kombucha cũng giúp giảm lượng cholesterol và huyết áp.

Tiến sĩ Florence Comite, bác sĩ nội tiết và là người sáng lập của Trung tâm Y học Chính xác và Sức khỏe Comite tại New York, cũng đã chia sẻ với tờ báo Medical News Today (MNT) về nghiên cứu này:

"Tôi cho rằng vi sinh vật đường ruột có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa dưỡng chất, kiểm soát viêm nhiễm và phản ứng miễn dịch. Việc cải thiện tỷ lệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột giúp cơ thể kiểm soát phản ứng miễn dịch, từ đó kiểm soát đường huyết tốt hơn". 

- Florence Comite -

Nghiên cứu trên mặc dù khá nhỏ và sẽ cần nhiều cuộc nghiên cứu tương tự với quy mô lớn hơn trong tương lai, chỉ bao gồm 12 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, xong dựa vào kết quả và các pháp đồ, bác sĩ cùng nhiều nhà nghiên cứu đều khẳng định tiềm năng mang lại lợi ích sức khỏe của trà kombucha.

2. Những lưu ý khi sử dụng kombucha cho người tiểu đường

Lưu ý cho bệnh nhân bị tiểu đường khi uống kombucha

Nếu bạn là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc có đường huyết cao và muốn thử trải nghiệm thức uống kombucha, Kombucha Vgreen khuyên bạn nên cân nhắc các lưu ý sau trước khi đưa ra lựa chọn cho bản thân

a. Sử dụng kombucha ít đường

Đối với những sản phẩm kombucha đóng chai hoặc đóng lon công nghiệp, hãy đọc kỹ bảng thành phẩn trên bao bì sản phẩm để xem lượng đường có phù hợp với mình hay không. Các dòng kombucha công nghiệp chủ yếu đều được áp dụng công nghệ hãm men sâu hoặc triệt men để ngừng hẳn quá trình lên men của kombucha. Do đó lượng đường trong kombucha công nghiệp sẽ không có nhiều sự thay đổi theo thời gian, công dụng của dòng kombucha này cũng sẽ có thể không đáng kể nếu so với kombucha tươi.

Nếu bạn tự làm kombucha tại nhà hoặc sử dụng dòng kombucha tươi, hãy kéo dài thời gian lên men của trà kombucha bằng cách để kombucha của bạn tại nhiệt độ phòng (hãy nhớ mở nắp chai và đóng lại để trà kombucha của bạn được tiếp thêm oxi). Đối với các dòng kombucha tươi vẫn tiếp tục lên men hoặc kombucha tự ủ tại nhà không áp dụng công nghệ hãm men sâu, trà kombucha sẽ tiếp tục lên men, tiêu thụ đường và trà có trong kombucha để sản xuất thêm axit acetic. Điều này giúp kombucha chua thêm, giảm lượng carbonhydrate (đường) trong kombucha và tăng các axit cùng enzyme tốt cho sức khỏe, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.

>>> Xem thêm: Kombucha đóng chai có phải kombucha tươi ?

Kombucha được sử dụng đường từ quả la hán để tạo vị ngọt cũng là một sự lựa chọn bạn nên cân nhắc. Chiết xuất ngọt từ quả la hán thường chứa rất ít hoặc không chứa calo và carbonhydrate, thường là thành phần chính của đường ăn kiêng, không chỉ hạn chế mức đường huyết mà còn cải thiện chức năng gan của cơ thể. Nếu trà kombucha bạn định mua có thành phần là đường la hán, bạn hoàn toàn có thể yên tâm trải nghiệm thức uống lên men này.

b. Uống với liều lượng vừa phải

Như mọi người mới lần đầu uống kombucha tươi, hãy bắt đầu với một lượng kombucha nhỏ mỗi ngày (100 - 150ml) để theo dõi phản ứng của cơ thể. Hoặc bạn có thể pha loãng kombucha bằng cách thêm nước ép hoa quả, nước lọc và đá lạnh. Sau đó dựa trên các phản ứng của cơ thể, hãy quyết định xem bạn nên tăng hay giảm liều lượng.

c. Nhận tư vấn bác sĩ

Không chỉ với kombucha, điều này áp dụng với tất các loại thực phẩm khác mà một bệnh nhân có dự định hấp thụ vào cơ thể. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để để nhận được tư vấn chuẩn xác nhất về việc có nên hay không nên uống kombucha.

Tóm lại, Kombucha Vgreen dám khẳng định: Người tiểu đường hoàn toàn có thể uống Kombucha, nhưng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm và liều lượng vì không phải dòng kombucha nào trên thị trường cũng giống nhau (xem thêm bài viết: Kombucha đóng chai có phải kombucha tươi ?). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia và lựa chọn sản phẩm uy tín để tận hưởng lợi ích tối đa từ loại đồ uống lên men này nhé!

Trên đây là chỉa sẻ của Vgreen giúp giải đáp câu hỏi "Người Tiểu Đường Có Uống Được Kombucha Không? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Kombucha Khi Bị Tiểu Đường". Nếu có bất cứ câu hỏi nào hay muốn tìm hiểu thêm về thức uống lên men Kombucha, gọi ngay số hotline: 090 110 3355 - 0865 510 368 hoặc inbox cho Vgreen để được giải đáp.